PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG MẦM NON HÀNG ĐÀO
Vòng cổ, vòng đeo tay, đồng hồ, điện thoại xịn chưa thực sự cần thiết với trẻ. Thậm chí nó sẽ biến trẻ nằm trong tầm ngắm của kẻ gian. Trẻ chỉ cần một chiếc điện thoại có thể liên lạc với bố mẹ và cô giáo, các loại vòng ngộ nghĩnh, dễ thương là đủ. Bố mẹ đừng ‘ham’ làm đẹp cho trẻ bằng những vật dụng đắt tiền sẽ đẩy con mình vào những tình huống xấu nhất.
Trẻ còn quá nhỏ và chưa từng va chạm sẽ không thể biết thế nào là kẻ xấu, người tốt. Vì thế bố mẹ cần phải dạy trẻ các phân định. Kẻ xấu sẽ tự nhiên ra bắt chuyện với trẻ, nói chuyện vui vẻ, xởi lởi khiến bé không có cảm giác xa lạ mà còn thấy thích thú khi nói chuyện. Chúng sẽ cho trẻ thứ gì đó như kẹo, đồ chơi để ‘dụ’ bé nghe theo, đi theo.
Trẻ sẽ rất khó để tưởng tượng và khi tình huống xảy ra sẽ bị bất ngờ. Vì vậy, bố mẹ hãy chơi trò đóng vai với trẻ. Trong vai người xấu, bố mẹ chỉ cho con biết cách chúng bắt chuyện, nói chuyện như thế nào và dạy trẻ sẽ phải trả lời, phản ứng ra sao. Tốt nhất hãy dạy trẻ không được tỏ ra sợ hãi và phớt lờ đi mọi lời mời của người lạ.
Cuộc sống đầy đủ, trẻ có xu hướng dậy thì sớm, nhất là các bé gái. Nhiều trẻ tiểu học nhưng đã có những đường nét cơ thể của thiếu nữ rất dễ trở thành ‘đối tượng’ của những kẻ ‘yêu râu xanh‘. Đừng để trẻ mặc quần áo theo kiểu người lớn hở hang. Nếu đợi trẻ đến tuổi dậy thì, 15-17 tuổi, mới dạy về giới tính thì quá muộn. Trẻ cần phải sớm ý thức về cơ thể, những vùng ‘bất khả xâm phạm’. Hãy dạy trẻ, nếu có kẻ cố tình động chạm, lôi kéo, trẻ hãy kêu to lên và chạy thật nhanh tới chỗ đông người.
Đừng dạy trẻ rằng tất cả người lạ đều xấu và cần phải tránh xa. Nếu không cẩn thận, bố mẹ sẽ gieo vào đầu trẻ những suy nghĩ tiêu cực về con người, xã hội khiến trẻ không giữ được nét hồn nhiên và luôn nghi ngờ xung quanh. Hãy trang bị cho trẻ những kỹ năng và kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình, ứng xử thông minh trước người lạ để trẻ luôn tự tin và bố mẹ cũng cảm thấy yên tâm.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn