PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG MẦM NON HÀNG ĐÀO

Mẹo hay xoa dịu cơn giận cho bé

Thứ hai - 22/05/2017 11:13
Khi còn nhỏ, trẻ chưa kiểm soát được tâm lý nên rất dễ cáu giận mà cũng nhanh quên. Để trẻ cáu giận nhiều cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ vì vậy cha mẹ cần có những phương pháp xoa dịu cơn giận của trẻ mà không làm hư trẻ
download 2
 

1. Với trẻ có tần suất cơn giận thấp

Sau đây là một số cách khá hiệu quả làm xoa dịu cơn giận dữ ở trẻ

  • Cho trẻ uống một cốc nước, sau đó yêu cầu trẻ viết lý do giận dữ đó ra giấy và xé tờ giấy đó đi. Cơn giận sẽ bay biến mất.
  • Yêu cầu trẻ đóng đinh lên một tấm gỗ đặt ở một góc cố định. Sau khi đóng đinh xong, cơn giận của trẻ cũng sẽ biến mất.
  • Nói chuyện hài hước với trẻ, đánh lạc hướng trẻ bằng các câu chuyện thú vị.
  • Rủ trẻ đi bơi, đi tắm. Sau khi vui đùa với nước mát, cơn giận cũng sẽ biến mất.

2. Với trẻ có tần suất cơn giận rất cao

Nếu trẻ nhà bạn có tần suất giận dữ quá nhiều thì cần tìm hiểu rõ nguồn cơn và có biện pháp để loại bỏ dần những cơn giận dữ trong con bạn

Nắm bắt những biểu hiệu cảnh báo cơn giận

Bạn phải nhận ra các dấu hiệu ban đầu của sự tức giận ở con trẻ. Một số dấu hiệu phổ biến là hàm răng nghiến chặt, cơ thể căng thẳng, nhịp thở tăng… Nếu đã nhận ra những biểu hiện đó, hãy cùng con loại bỏ vấn đề.

Tôn trọng trẻ ngay cả khi chúng không tốt

Cố gắng chỉ ra cho bé thấy rằng bé là một đứa trẻ tốt. Nếu bạn vẫn tôn trọng bé kể cả trong thời điểm bé cư xử không tốt, con bạn sẽ biết những hành vi mà bạn mong đợi từ bé. Điều này cũng sẽ củng cố hành vi tích cực. Ngay cả ở trường, giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật này bằng cách nhận xét như: “Con hôm qua rất ngoan, chắc hôm nay, con hơi mệt thôi”.

Tránh tranh cãi khi trẻ tức giận

Hầu hết các bậc cha mẹ cố gắng giải thích với đứa trẻ khi chúng tức giận. Điều này không có ích và chỉ dẫn đến một phản ứng mạnh mẽ hơn từ đứa trẻ. Một cách tiếp cận tốt hơn để truyền đạt suy nghĩ và lập luận của bạn cho bé là chờ sau khi trẻ đã bình tĩnh lại. Bé sẽ rộng mở hơn để lắng nghe bạn và cũng có nhiều khả năng hiểu những gì bạn đang nói hơn. Tranh cãi với đứa trẻ khi chúng đang tức giận sẽ chỉ làm tình hình trở nên phức tạp hơn mà thôi.

Hãy cảnh giác với cách bạn cư xử khi tức giận

Trẻ em thường làm theo gương của cha mẹ. Nếu bạn bị mất kiểm soát và bắt đầu la hét hoặc đánh người khác, con bạn cũng sẽ “sao y bản chính”. Điều này vô cùng quan trọng để kiểm tra hành vi của bạn và thiết lập một ví dụ tốt cho trẻ. Bạn không thể mong đợi bé thay đổi hành vi của mình nếu bạn cũng cáu gắt khi có chuyện bực mình.

Gần gũi với trẻ trong các hoạt động

Một trong những sai lầm lớn nhất mà các bậc cha mẹ mắc phải là tự tách mình ra khỏi con cái khi bọn trẻ đang lớn lên. Nếu biết quan tâm đến những gì bé đang làm, bạn có thể giúp làm dịu cơn giận của con. Hầu hết những đứa trẻ tức giận hoặc cư xử không thích hợp thường ít được bố mẹ chú ý. Đừng khó chịu nếu con muốn cùng bạn tham gia một số hoạt động. Hãy xem đây là cơ hội vàng để gắn bó với đứa trẻ.

Thiết lập giới hạn khi còn nhỏ

Nếu bạn quá nuông chiều bé trong những năm đầu đời, sau đó bé sẽ đòi hỏi tất cả các nhu cầu của mình đều được đáp ứng. Nếu bạn từ chối yêu cầu của bé, bé sẽ nổi giận. Vì thế, bạn cần thiết phải nói “Không” với con trong những trường hợp nhất định, để bé biết rõ ràng về giới hạn của mình.

Dạy cho trẻ cách giao tiếp hiệu quả

Dạy cho trẻ cách giao tiếp hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn trong việc đối phó với cơn giận dữ của trẻ sau này. Cố gắng dạy cho bé cách thể hiện tình cảm, thái độ bằng lời nói của mình thay vì chửi bậy. Chúng cần được biết rằng việc chứng minh một điều gì đó không nhất thiết phải sử dụng những lời lẽ thô tục đó. Ngoài ra, bạn có thể cho bé thấy những điều này bằng ví dụ trong mọi trường hợp.

Không nên áp dụng những hình phạt thể chất

Vấn đề không phải là bạn đang tức giận như thế nào với hành vi của con mình. Hãy cố gắng để không xúc phạm tới thể chất của trẻ. Một hình phạt tốt sẽ giúp cho sự phát triển của trẻ em và bạn có thể sử dụng những cách khác nhau thay vì đánh, mắng trẻ. Cách bạn cư xử với con của mình khi bạn đang tức giận với chúng sẽ đặt nền móng cho sự tức giận của bé sau này.

Tâm sự với trẻ

Khi cha mẹ tạo một mối quan hệ thân tình với con cái như bạn bè, trẻ sẽ tin tưởng thổ lộ những vui buồn của chúng để cha mẹ có những lời khuyên kịp thời với những bức xúc trẻ gặp trong đời. Chính phương thức đó sẽ giúp trẻ dễ dàng xử lý các mâu thuẫn để tránh những cơn tức giận không cần thiết.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • 458633560 122177085218086240 3406789048274584450 N 1
    458633560 122177085218086240...
  • 458602364 122177085452086240 1764235914471729944 N 1
    458602364 122177085452086240...
  • 458577904 122177083232086240 486680507069646967 N
    458577904 122177083232086240...
  • 458576824 122177084306086240 5800360259091932662 N
    458576824 122177084306086240...
  • 458544160 122177083850086240 5464461121550818037 N
    458544160 122177083850086240...

Album ảnh mới

Liên kết hữu ích

PGD-Phước Long
violympic
Bộ Giáo dục & Đào tạo
Hoạt động bé

Điện thoại

  • Mầm non Hàng Đào
    0986492196

thuvienanh

khovideo

thuvienso

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay306
  • Tháng hiện tại9,156
  • Tổng lượt truy cập1,236,527
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây