Mầm non Hàng Đàohttps://mnhangdao.pgdhadong.edu.vn/uploads/mnhangdao-hd/logo.png
Thứ ba - 11/02/2025 07:53
1. Bệnh Cúm A là gì? Cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính ở đường hô hấp. Virus cúm lây nhiễm ở người được phân thành 3 nhóm chính là A, B và C. Trong đó, virus Cúm A có thể nghiêm trọng và gây ra lây lan trên diện rộng. Cúm A còn được gọi là (cúm mùa) là loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa Đông - Xuân, khi cơ thể không đáp ứng được các thay đổi của thời tiết. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người nếu người bệnh không điều trị sớm, có khả năng gây thành đại dịch và biến chứng hô hấp có thể gây tử vong. 2. Các triệu chứng của bệnh cúm A:Đôi khi các triệu chứng này có thể tự khỏi mà không cần các biện pháp điều trị can thiệp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh kéo dài lâu ngày không khỏi. Gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người bệnh. Với trẻ em, người cao tuổi hay phụ nữ mang thai khi mắc cúm cần hết sức lưu ý. Đây đều là những đối tượng có hệ miễn dịch tương đối yếu. Nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng tai, hen suyễn, viêm phổi, phế quản,… Thậm chí là tử vong hoặc sẩy thai. Vì vậy, nếu sau một tuần mà tình trạng bệnh không cải thiện thì cần đi kiểm tra ngay. 3. Các con đường lây nhiễm cúm A - Lây qua giọt bắn hô hấp truyền trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện,... - Có thể nhiễm virus này khi chạm tay, tiếp xúc vào các bề mặt dính virus sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. - Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt hoặc tiếp xúc với các đồ vật trong gia đình (bàn, ghế, giường, tủ...) mà người mắc cúm A đã sử dụng. - Tiếp xúc với động vật nhiễm cúm A, bao gồm heo, ngựa và các loài chim, gia cầm. 4. Cách phòng ngừa cúm A- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, trong mùa dịch cần tránh nơi đông người. - Khi có các triệu chứng cúm như: Sốt, ho, sổ mũi, đau đầu... nên đến các cơ sở y tế khám để xác định bệnh và có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh. - Vệ sinh nơi ở, lớp học, nơi làm việc, lau chùi vật dụng, đồ chơi bằng hóa hóa sát khuẩn. - Không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng virus Tamiflu chỉ có tác dụng khi được sử dụng trong vòng 48h kể từ khi có triệu chứng cúm. - Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. - Phải uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: kem, đá, nước lạnh. - Uống nhiều sinh tố C được chứng minh là dùng để trị cảm cúm hay phòng ngừa cảm cúm - Tăng cường dinh dưỡng, ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo, rau củ quả để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất vừa giúp phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch. - Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Trên đây là bài tuyên truyền phòng chống bệnh cúm A. Mong rằng các quý thầy cô, các bậc phụ huynh cùng các em học sinh biết cách phòng chống bệnh tốt hơn, bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho mình và những người xung quanh.