PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG MẦM NON HÀNG ĐÀO

Chuyên mục tư vấn giúp phụ huynh sử lý tình huống khi trẻ khóc nhè!

Thứ tư - 27/05/2020 10:21
Nếu như chúng ta đưa con tới trường, xa rời vòng tay của ba mẹ, trẻ đến với cô. Có những bé rất ngoan vui vẻ chào ba mẹ đi vào lớp và nhanh chóng nhập cuộc chơi cùng các bạn. Nhưng cũng không ít những bé nhỏ tuổi khóc như chim ri và không muốn đi học. Nhưng không hiểu sao đến với các cô chỉ một lát thôi là bé đã nín khóc và lại nhanh chóng hoà nhập cùng các bạn. Kỳ lạ thật! Cô giáo MN có bí quyết gì vậy ?
Hoạt động của cô cùng các con trong giờ học
Hoạt động của cô cùng các con trong giờ học
Nếu như chúng ta đưa con tới trường, xa rời vòng tay của ba mẹ, trẻ đến với cô. Có những bé rất ngoan vui vẻ chào ba mẹ đi vào lớp và nhanh chóng nhập cuộc chơi cùng các bạn. Nhưng cũng không ít những bé nhỏ tuổi khóc như chim ri và không muốn đi học. Nhưng không hiểu sao đến với các cô chỉ một lát thôi là bé đã nín khóc và lại nhanh chóng hoà nhập cùng các bạn. Kỳ lạ thật! Cô giáo MN có bí quyết gì vậy ?
Đơn giản thôi vì chúng tôi được đào tạo chuyên nghành giáo dục MN và rất hiểu tâm lý của con trẻ. Dưới đây là một vài chia sẻ nho nhỏ dành tặng các bậc phụ huynh. Các bố mẹ cùng tham khảo nhé!
THAY VÌ QUÁT MẮNG, BỐ MẸ NÊN NÓI GÌ KHI TRẺ KHÓC MÀ KHÔNG KHIẾN CON BỊ TỔN THƯƠNG?
Trẻ khóc lóc, ăn vạ là điều mà hầu hết bố mẹ nào cũng gặp phải. Đây cũng là vấn đề đau đầu và không biết giải quyết ra sao để trẻ không tiếp diễn tình trạng này.
Thực tế, khóc là bình thường, là một cách để trẻ truyền đạt thông tin và giải tỏa cảm xúc của mình. Những câu như: “Nín ngay!” hoặc bất cứ câu nào tương tự để ngăn khóc ở trẻ dường như ít khi hiệu quả, mà còn khiến trẻ cảm thấy buồn bực, tổn thương nhiều hơn.
VÌ SAO CHÚNG TA CẦN ĐỒNG CẢM VỚI TRẺ?
Khóc là một cách thể hiện cảm xúc. Khi bạn chọn đồng cảm với con sẽ khiến con hiểu rằng con được phép làm thế và luôn có sự hỗ trợ của bạn bất cứ khi nào.
Trẻ em cũng những độ tuổi mà đôi khi chúng không thể hiểu được lý do đằng sau cách thể hiện cảm xúc của chúng. Bằng cách ngồi xuống với con, lắng nghe, tôn trọng là bạn đang báo hiệu với con rằng bạn đang rất đồng cảm và quan tâm đến trẻ. Đây cũng chính là lý do vì sao chúng ta không nên yêu cầu một đứa trẻ ngừng khóc.
NHỮNG CÂU NÓI TÍCH CỰC SỬ DỤNG KHI TRẺ KHÓC
Trước khi bạn bắt đầu làm dịu con bạn, hãy nhớ hít thở sâu, chậm lại, thư giãn và chuẩn bị tinh thần. Quát mắng, la hét, tức giận lúc này chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Hãy tham khảo những cụm từ tích cực mà chúng tôi tổng hợp dưới đây nhé!
1. “Con có muốn nói với bố/mẹ có điều gì tồi tệ vừa xảy ra với con không?”
2. “Nhìn mẹ này, mẹ ở đây vì biết rằng con đang gặp khó khăn. Vì vậy hãy nói chuyện với mẹ nhé!”
3. “Tại sao chúng ta lại không chơi một trò chơi con thích nhỉ?”
4. “Con đừng lo, con sẽ an toàn khi có bố/mẹ ở bên cạnh!”
5. “Không sao đâu, con cứ khóc nếu điều này giúp con thoải mái.”
6. “Con không phiền nếu bố/mẹ ngồi đây với con chứ? Ngày hôm nay của con thế nào?”
7. “Mẹ cũng không thích chúng một chút nào. Món đồ này khiến con không thoải mái đúng không?”
8. “Nếu con không muốn nói chuyện với bố, bố sẽ để bạn gấu ở đây để lắng nghe con nhé!”
9. “Con nói đúng, điều này thật không công bằng con ạ!”
11. “Bố/mẹ cũng đã có lúc rất thất vọng/tức giận/buồn bã đấy.”
12. “Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề này nhé!”
13. “Hãy luôn nhớ rằng bố/mẹ rất yêu con!”
14. “Con có muốn bố/mẹ giúp con không?”
15. “Con hãy cứ thư giãn đi, rồi chúng ta sẽ tìm ra cách thôi!”
16. “Những khoảnh khắc tồi tệ là điều không tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng chúng cũng nhanh chóng biến mất thôi!”
NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI CON KHÓC
Lời nói có thể làm tổn thương hoặc khiến tình hình thêm tồi tệ hơn nếu như chúng ta không kiểm soát được chúng. Dưới đây là những điều bạn nên tránh khi một đứa trẻ đang khóc.
Đánh lạc hướng
Đây là cách mà nhiều ông bà, bố mẹ sử dụng khi muốn con ngừng khóc. Ví dụ như đánh lạc hướng sang người khác, đồ vật khác, món quà, phần thưởng...Thực tế, điều này khiến trẻ có thể ngừng khóc ngay nhưng nên để trẻ đối diện với cảm xúc của chính mình. Bạn nên tìm ra nguyên nhân trẻ khóc là gì để giải quyết triệt để nguyên nhân ấy.
La hét, quát mắng
Khi cả bạn và trẻ cùng căng thẳng thì là hét chỉ khiến tình huống thêm trầm trọng hơn. Hãy hít thở thật sâu, bình tĩnh lại để tìm hiểu vấn đề thật kỹ. Sau khi biết được nguyên nhân, bạn hãy định hướng cho trẻ những điều gì nên làm và không nên làm để hạn chế những hành vi không mong muốn ở trẻ.
Ngăn cấm con khóc
Nghiên cứu cho thấy rằng, trong nước mắt có chứa cortisol, một loại hormone gây căng thẳng. Vì vậy, khóc giúp trẻ giải toả, giảm nhịp tim và huyết áp. Khi trẻ đang căng thẳng đỉnh điểm, câu nói "Ngừng khóc ngay!", hoặc "Nín ngày!" đem lại sự ức chế nhất định cho trẻ. Hãy xoa dịu cơn bằng những câu nói tích cực để trẻ nhanh chóng được bình tĩnh trở lại.
Hỏi liên tục
Khi trẻ đang khóc, nếu bạn cứ hỏi liên tục vì sao con khóc, đã xảy ra chuyện gì với trẻ thì chỉ khiến con thêm bối rối. Hãy hỏi trẻ từ từ, hoặc chờ cho đến khi cơn khóc dịu xuống, để trẻ có cơ hội được trình bày dõng dạc, cụ thể vấn đề mình đang gặp phải.
Đổ lỗi cho con và so sánh con với bạn bè
Bất cứ đứa trẻ nào khóc cũng sẽ đang trong tình trạng buồn bực một vấn đề gì đó. Vì vậy, bạn nên hạn chế việc đổ lỗi cho trẻ trong lúc còn đang khóc. Khi con hết khóc, hãy cho con cơ hội được nói ra và làm lại. Đứa trẻ nào cũng cần sai lầm để trưởng thành.
Đặc biệt, việc sở sánh cảm xúc của con với các bạn bè khác cũng thật tàn nhẫn. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng và sẽ không phát triển giống bất cứ ai. Việc so sánh trẻ sẽ khiến con thêm buồn bã và tổn thương hơn.
Trong cuộc sống của trẻ, bố mẹ chính là những người chắp cánh cho con. Hãy luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ bất cứ những điều mà con bạn muốn nói. Bằng cách đó, bạn sẽ nuôi dưỡng những đứa trẻ có tâm hồn tích cực và rộng mở, và lưu giữ những điều tốt đẹp về cách ứng xử của bố mẹ dành cho con cái, cũng như cách hành xử của con cái với xã hội.
Bài viết là một mách nhỏ dành riêng cho các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi Mầm Non! Chúng ta cùng thử áp dụng nhé!

Nguồn tin: Coppy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • 458633560 122177085218086240 3406789048274584450 N 1
    458633560 122177085218086240...
  • 458602364 122177085452086240 1764235914471729944 N 1
    458602364 122177085452086240...
  • 458577904 122177083232086240 486680507069646967 N
    458577904 122177083232086240...
  • 458576824 122177084306086240 5800360259091932662 N
    458576824 122177084306086240...
  • 458544160 122177083850086240 5464461121550818037 N
    458544160 122177083850086240...

Album ảnh mới

Liên kết hữu ích

PGD-Phước Long
violympic
Bộ Giáo dục & Đào tạo
Hoạt động bé

Điện thoại

  • Mầm non Hàng Đào
    0986492196

thuvienanh

khovideo

thuvienso

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập22
  • Hôm nay49
  • Tháng hiện tại9,675
  • Tổng lượt truy cập1,237,046
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây