PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG MẦM NON HÀNG ĐÀO

Trị bé hay ăn vạ

Thứ hai - 22/05/2017 11:09
Từ 2 tuổi đến 4 tuổi là giai đoạn bé hay mâu thuẫn với chính mình, khó dạy bảo và thích thể hiện mình, có tính hiếu thắng. Bố mẹ nên “kiên nhẫn” chờ cho thời gian này qua đi nhưng luôn phải theo sát bé hàng ngày và có sự dạy dỗ, uốn nắn kịp thời.
download 4
Mềm dẻo nhưng phải thật kiên quyết

Gặp những trường hợp bé bướng bỉnh hay ăn vạ, bố mẹ cũng không nên lo lắng và cẳng thẳng quá. Từ 2 tuổi đến 4 tuổi là giai đoạn bé hay mâu thuẫn với chính mình, khó dạy bảo và thích thể hiện mình, có tính hiếu thắng. Đặc biệt, bé muốn phản kháng lại những yêu cầu của cha mẹ. Bé muốn tách khỏi bố mẹ, tự mình làm việc này, việc nọ. Vì thế, các bé thường tỏ ra bướng bỉnh, cáu bẳn, quăng ném đồ dùng khi không vừa ý hay bị cha mẹ ngăn cấm.Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng bố mẹ đành phải “kiên nhẫn” chờ cho thời gian này qua đi. Không nên gây căng thẳng, quát mắng bé, cũng không nên “nhường nhịn” để bé lấn lướt. Lúc bé ăn vạ, bố mẹ hãy lờ đi như không có chuyện gì. Rồi bé sẽ trải qua giai đoạn này và trở lại ngoan ngoãn. Tất nhiên, bố mẹ luôn phải theo sát bé hàng ngày và có sự dạy dỗ, uốn nắn kịp thời.

Bố bé Bốp (Hào Nam – Hà Nội) tâm sự: “Sao cu con nhà mình đã gần 2 tuổi rưỡi rồi mà mức độ bướng bỉnh càng tăng chứ không giảm nhỉ? Mình cũng đến là khổ với bé. Mình đã thử lờ đi những lúc bé ăn vạ. Nhưng bé khóc to và dai quá. Ông bà không chịu nổi và lại dỗ dành”. Sau nhiều lần rút ra kinh nghiệm, bố bé Bốp đã chia sẻ 6 mẹo nhỏ trị ngay tính bướng bỉnh và ăn vạ của bé:
– Không để những thứ bé hay vòi vĩnh (ví dụ kẹo, bánh) trong tầm mắt bé.
– Từ chối yêu cầu của bé một cách cương quyết nhưng nhẹ nhàng. Nếu bố mẹ càng to tiếng thì bé sẽ càng lì hơn.
– Hướng sự chú ý của bé vào chuyện khác.
– Để bé lựa chọn với những món yêu thích khác.
– Nếu bé chuẩn bị ăn vạ, bố mẹ hãy cố gắng trêu chọc làm cho bé cười. Bé sẽ quên ngay chuyện mình định ăn vạ. Bố mẹ phải ngăn chặn cơn “bùng nổ” của bé ngay từ đầu. Khi bé đã khóc ăn vạ rồi, khó mà dỗ cho bé nín, trừ khi nhượng bộ cho bé.
– Không bao giờ để bé buồn ngủ quá. Bởi khi buồn ngủ, bé hay mè nheo và “trở chứng” lắm.

Nếu mẹ nào cáu giận vì bé quá khó bảo, hãy kiềm chế lại ngay với suy nghĩ: “Giai đoạn này còn kéo dài. Nó chỉ chứng tỏ con mình sau này sẽ không dễ bị bắt nạt và tự chủ lắm đây”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • 439544242 122151087062086240 8430537897454463555 N 2
    439544242 122151087062086240...
  • 439533552 122151087014086240 9143465424877216185 N 2
    439533552 122151087014086240...
  • 439532962 122151086882086240 8376429232346015437 N 2
    439532962 122151086882086240...
  • 439515361 122151084794086240 4717117185638552506 N 2
    439515361 122151084794086240...
  • 439503883 122151085718086240 8879408935004961258 N 2
    439503883 122151085718086240...

Album ảnh mới

Liên kết hữu ích

PGD-Phước Long
violympic
Bộ Giáo dục & Đào tạo
Hoạt động bé

Điện thoại

  • Mầm non Hàng Đào
    0986492196

thuvienanh

khovideo

thuvienso

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập5
  • Hôm nay447
  • Tháng hiện tại1,335
  • Tổng lượt truy cập958,123
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây